So sách giá trị dinh dưỡng một số loại gạo thông dụng – Trong bữa ăn của người Việt, gạo là lương thực quan trọng không thể thiếu. Gạo có nhiều loại, mỗi loại có giá trị dinh dưỡng riêng và tác dụng phòng bệnh, hỗ trợ hỗ trợ điều trị bệnh mà chúng ta không ngờ đến.
1. Gạo lứt đỏ, trắng, đen – Tốt cho tiêu hóa nhất, phòng ngừa loãng xương, khớp, tiểu đường…
Gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ, gạo lứt đen rất bổ nhờ lớp vỏ cám bên ngoài. Trong lớp cám đó có chứa một chất dẫn đặc biệt giúp điều hòa huyết áp, làm giảm lượng cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Ăn cơm gạo lứt giúp điều hòa ngũ tạng, thông phế quản, bổ tì vị, cung cấp can xi giúp xương cứng cáp, cầm được chứng tả lỵ, giúp trí thần minh mẫn. Ngoài nấu cơm để ăn hằng ngày, gạo lứt còn dùng để làm cốm gạo lứt ăn liền, làm trà gạo lứt đỗ đỏ, làm sữa thảo mộc, bột gạo lứt, nấu cháo với đỗ đỏ…
Gạo lứt đỏ là thứ gạo rất dương có 9 lớp cám rất dày, giúp chống ung thư rất có giá trị, đặc biệt là ung thư phổi và đại tràng. Gạo lứt đỏ tạo kiềm dương, khử axít cho máu, phòng trị các bệnh: ho, cảm cúm, chống loãng xương, đặc trị viêm khớp, trĩ, béo phì…
Gạo lứt đỏ điều hòa 5 tạng, bổ tỳ vị, làm cứng gân xương, béo tốt thân thể, khỏi chứng phiền khát, chỉ được chứng tiết lỵ, mạnh được tâm trí, ích được thân tinh, bổ phế khí.
Gạo lứt đỏ ăn với vừng đen rất tốt cho những sản phụ và trẻ con vì lứt đỏ rất giầu sắt, canxi…tính chất bổ xương và giữ răng người mẹ không bị hư hao trong lúc có thai và thời kỳ cho con bú, còn trẻ con thì gạo lứt đỏ giúp cho việc hóa cốt nhanh chóng nhờ vào sự hấp thụ chất cal-ci được tăng gia nên xương cốt cứng cáp.
Gái trị dinh dưỡng gạo
2. Gạo lứt đen – Tốt cho thận nhất
Gạo lứt đen rất giàu dinh dưỡng, bao gồm protein, chất béo, vitamin nhóm B, canxi, phốt pho, sắt, kẽm… Gạo lứt đen có giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo tẻ thường. Nó có thể nâng cao đáng kể hàm lượng hemoglonom và hồng cầu trong máu, giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, có lợi cho sự phát triển của xương và trí não trẻ nhỏ, đồng thời có thể thúc đẩy phục hồi sức khỏe cho sản phụ, người mới ốm dậy, cho nên nó là thực phẩm bổ dưỡng rất lý tưởng.
Gạo đen có tác dụng dưỡng âm bổ thận, ích khí cường thân, kiện tỳ khai vị, dưỡng sức, là thực phẩm chống lão hóa da. Do gạo đen không dễ nấu, vì vậy, bạn nên ngâm qua đêm rồi mới nấu. Trẻ nhỏ chức năng tiêu hóa kém và người già yếu không nên ăn.
Gạo đen chứa 18 axit amin, trong đó có 9 axit amin thiết yếu. Axit amin là các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp protein. Dưới đây là các axit amin có trong gạo đen. Các axit amin thiết yếu được đánh dấu bằng chữ E trong dấu ngoặc đơn.
– Alanine
– Arginine
– Axit aspartic
– Cystine
– Axit glutamic
– Glycine
– Histidine (E)
– Isoleucine (E)
– Leucin (E)
– Lysine (E)
– Methionine (E)
– Phenylalanine (E)
– Proline
– Serine
– Threonine (E)
– Tryptophan (E)
– Tyrosine
– Valine (E)
Các chất dinh dưỡng trong 100gr gạo đen bao gồm:
– 160gr calo
– 1,5gr chất béo
– 34,0gr carbohydrate
– 2gr chất xơ
– 0,99gr đường
– 5,0gr protein
– 0.74gr sắt
Giàu chất chống oxy hóa
Màu đen của gạo đen là do sự hiện diện của anthocyanins, đây là chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại chống lại nhiều bệnh. Anthocyanin cũng có mặt trong những quả tối màu, chẳng hạn như quả việt quất và mâm xôi. Nó có thể giúp giảm nguy cơ đau tim bằng cách ngăn chặn sự tích tụ mảng bám trong động mạch.
Chất chống oxy hóa còn trung hòa những thiệt hại gây ra bởi các gốc tự do có ảnh hưởng đến các tế bào và mô của cơ thể và giúp ngăn ngừa một số dạng ung thư. Anthocyanins là các chất chống oxy hóa hiệu quả nhất trong số các chất chống oxy hóa. Nó thậm chí còn hỗ trợ trong việc giảm mức cholesterol trong máu. Hàm lượng anthocyanin trong gạo đen cao hơn so với quả việt quất và mâm xôi.
3. Gạo kê – Tốt cho dạ dày nhất
Gạo kê giàu các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, carbonhydrate, vitamin B2, niacin, canxi, phốt pho, sắt… Do gạo kê dễ bị hấp thu vào cơ thể, nên được các chuyên gia dinh dưỡng gọi là “gạo chăm sóc sức khỏe”.
Gạo kê có tác dụng kiện tỳ hòa trung, ích thận khí, thanh nhiệt, lợi tiểu, là thực phẩm giàu dinh dưỡng phục hồi sức khỏe điều trị các bệnh tỳ vị hư, thể chất yếu, thiếu máu sau sinh, chán ăn. Những người thể chất yếu, thận yếu không nên ăn nhiều gạo kê vì nó nó có thể khiến thận hoạt động vất vả hơn.
4. Gạo nếp – Thải độc tốt nhất
Trong gạo nếp có nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất béo, carbonhydrate, canxi, phốt pho, sắt, vitamin B2, một lượng lớn tinh bột… Đây là loại gạo dẻo và có giá trị dinh dưỡng cao. Người ta thường dùng để nấu xôi, nấu chè, làm bánh… Gạo nếp có vị ngọt, mùi thơm, nhiều nhựa và có tính âm. Có tác dụng làm khỏe tì, mạnh phổi, chữa chứng đi phân lỏng, tiểu tiện khó, chứng đổ mồ hôi trộm và giải được một vài độc tính.
Gạo nếp còn giúp ấm bụng, có tác dụng tốt với những người bị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều gạo nếp vì nó sẽ khiến nóng trong người, nhất là những người đang bị mụn nhọt, vết thương sưng tấy.
5. Gạo tẻ – Bổ dưỡng nhất
Gạo tẻ có chứa các thành phần cần thiết cho cơ thể như tinh bột gạo, protein, chất béo, vitamin B1, niacin, vitamin C, canxi, sắt… do đó nó có thể cung cấp dinh dưỡng, calo cần thiết cho cơ thể.
Gạo tẻ phổ biến nhất khi được dùng để nấu cơm ăn hàng ngày. Gạo có vị ngọt, tính mát, giúp điều hòa tì vị, lợi tiểu, trị được chứng đi phân lỏng hoặc tả lỵ. Đặc biệt, khi dùng gạo nấu cháo trắng sẽ giúp giải cảm và giải tỏa cơn khát, tránh mất nước.