Việt Nam được xem là quốc gia có sản lượng sản xuất gạo và xuất khẩu lớn trên thế giới. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, góp phần tác động đến nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt hơn, gạo cũng vô cùng quan trọng với văn hóa của Việt Nam thông qua những bữa ăn hàng ngày. Gạo không chỉ đơn giản là một bữa ăn mà gạo còn đại diện cho cả 1 quốc gia!
Gạo là gì?
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa. Hạt gạo thường có màu trắng, nâu hoặc đỏ thẫm, chứa nhiều dinh dưỡng. Hạt gạo chính là nhân của thóc sau khi xay để tách bỏ vỏ trấu. Hạt gạo sau khi xay được gọi là gạo lứt, gạo lức hay gạo lật, nếu tiếp tục xát để tách cám thì gọi là gạo xát hay gạo trắng, nếu xát rối để giữ phần lớn lượng cám bổ dưỡng thì gọi là gạo xát rối hoặc gạo nguyên cám. Gạo là lương thực phổ biển của gần một nửa dân số thế giới.
Gạo từ đâu mà có?
Từ xa xưa, theo thần thoại Hy Lạp, hạt lúa chính là hiện thân của nữ thần nông nghiệp Demeter. Tuy nhiên trước đây, Hy Lạp và La Mã không mặn mà với việc trồng lúa.
Từ Trung Quốc các nhà khảo cổ đã tìm thấy những hạt giống lúa của 10.000 năm trước đây. Họ ước lượng lúa được gieo trồng khoảng 13.500 năm, được trồng đại trà cách đây 5.000 năm. Nguồn gốc của hạt gạo có thể đã có từ hàng triệu năm trước.
Hạt lúa đã phiêu du đến thung lũng sông Hằng, qua Vân Nam, Bắc Thái Lan và Myanmar. Ngoài ra, một hướng sẽ đi về phía Ba Tư cũ, 1 nhánh đi qua Nhật Bản và 1 nhánh qua Việt Nam, Indonesia cách đây gần 3.000 năm.
Riêng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha có cánh đồng lúa từ thế kỷ thứ 10 và hạt lúa đến châu Mỹ vào thế kỷ 17. Việt Nam là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước từ rất sớm. Họ dựa vào sự lên xuống của thủy triều và canh tác chủ yếu các loại lúa nếp. Cây lúa dần trở thành một loại thực phẩm căn bản của người dân Việt Nam và trong khu vực Châu Á, Châu Phi.
Giá trị của gạo.
√ Văn hóa
Việt Nam là một nước nông nghiệp và gạo là nguồn lương thực chính và là cội nguồn của văn minh, văn hóa dân tộc. Bất cứ nơi đâu tại Việt Nam đều có dấu ấn của gạo trong nếp sống, thói quen, tín ngưỡng.
Gạo là tình yêu đất nước, là nguồn cội, hiện diện trong bữa ăn ngày thường, trong mâm cơm cúng tổ tiên, trong ngày hội.
√ Kinh tế
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất lúa tại Việt Nam có xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao. Trong đó, năm 2020 tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 85% gạo xuất khẩu. Năm 2021, sản lượng lúa đã tăng 1,1 triệu tấn so năm 2020, bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu. Xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn và tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 89%.
Hiện nay, việc sản xuất, xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Ngành gạo đã có những bước phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, mỗi năm lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu đã chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hiện nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao bởi cần khắc phục việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, marketing, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Hơn nữa, xu hướng mới sản xuất gạo sẽ hướng đến quy trình sạch, hữu cơ, đaa dạng hóa sản phẩm chế biến. Ngoài ra việc xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa chất lượng là rất cần thiết. Tổ chức sản xuất gạo theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống lúa, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói. Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đạt chuẩn theo các quy định.
Trên đây là những chia sẻ gạo là gì và tầm quan trọng đối với kinh tế, xã hội Việt Nam. Nếu bạn đọc cần chọn mua gạo số lượng lớn hãy liên hệ VỰA GẠO MINH theo thông tin sau:
Địa chỉ: 42/6D, Phan Văn Hớn, Ấp5, Xuân Thới Thượng, Hóc Môn
Điện thoại: 0938291297
E-mail: minhbooker@gmail.com